Đặt mục tiêu được nghiên cứu lần đầu tiên vào khoảng 5 thế kỷ trước đây và nó đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất trong lĩnh vực nghiên cứu Tâm lý học (Pennsylvania Stage University World Campus, 2005). Lý thuyết về xác định mục tiêu được nghiên cứu đầu tiên vào năm 1960 bởi tiến sỹ Edwin Locke. Mục tiêu là cái đích của hành động hoặc nhiệm vụ cái mà một người có ý thức mong muốn đạt được (Locke & Latham, 2002; Locke & Latham, 2006).  Mục tiêu tác động trực tiếp đến sự chú ý và hành động của mỗi cá nhân. Mục tiêu có tính thử thách sẽ huy động năng lượng, dẫn đến nỗ lực cao hơn, bền bỉ hơn (Locke và Latham, 1990). Mục tiêu sẽ thúc đẩy con người phát triển các chiến lược để đạt được mục tiêu mong muốn đó. Thế nên, khi hoàn thành mục tiêu sẽ khiến con người cảm thấy hài lòng và có động lực nhiều hơn nữa và ngược lại, khi không hoàn thành mục tiêu sẽ khiến mỗi cá nhân thiếu động lực và tự ti. Có thể thể hiện mô hình chung về đặt mục tiêu như sau:

Hình 1: Mô hình chung về đặt mục tiêu

Xác định mục tiêu là một quá trình có ý thức nhằm thiết lập các hoạt động khác nhau để đạt được kết quả mong muốn (Locke & Latham, 2002; Locke & Latham, 2006). Trong đó, để biết mục tiêu có phù hợp với bản thân hay không thì nguyên tắc SMART được nhắc đến như một công cụ hữu hiệu để đánh giá mục tiêu. Kenneth Blanchard and Spencer Johnson đã lần đầu tiên phát triển hệ thống mục tiêu SMART (Brian, 2016). Ý nghĩa của nguyên tắc SMART được phát triển theo thời gian và hiện nay được mô tả trong bảng dưới đây:

Nguyên tắc SMART khi thiết lập mục tiêu

 

Hình 2 – Nguyên tắc SMART khi thiết lập mục tiêu

Đặt mục tiêu giúp sinh viên có một tầm nhìn dài hạn và có động lực trong giai đoạn ngắn. Mục tiêu sẽ giúp cho sinh viên nắm được kiến thức, quản lý thời gian và đó cũng là nguồn gốc của những điều sinh viên có thể làm tốt nhất cho cuộc sống của mình. Với sinh viên ngành ngôn ngữ Anh chẳng hạn, ngoài các chuẩn đầu ra khác thì chuẩn đầu ra quan trọng nhất cũng là mục tiêu trong bốn năm đại học là sử dụng tốt tiếng Anh ở trình độ C1 theo khung tham chiếu Châu Âu (Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam); sử dụng kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và ngoại ngữ 2 trong lĩnh vực biên phiên dịch, giảng dạy và nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu này bản thân sinh viên ngôn ngữ Anh phải có cho mình những mục tiêu ngắn hạn trong từng năm một để đạt được mục tiêu dài hạn.

Ngoài ra, việc nắm được kỹ năng xác định mục tiêu và thực hành kỹ năng này trong quá trình học tập cũng giúp sinh viên có được nền tảng vững chắc giúp sinh viên biết cách đặt mục tiêu khi ra làm việc để giúp thực hiện công việc một cách khoa học, hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của công việc.

Trần Thanh Tâm (BM Tâm lý)