THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP TIẾNG ANH TRONG GIỜ HỌC KỸ NĂNG NÓI CỦA SINH VIÊN KHÓA 63 NGÀNH NGÔN NGỮ ANH HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (AN INVESTIGATION OF COMMUNICATION STRATEGIES USED IN “SPEAKING 4” CLASS BY K63 ENGLISH-MAJORED STUDENTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE)

Nguyễn An Khánh, Nguyễn Hạnh Nguyên, Nguyễn Thị Ninh Trang[1]

 

Tóm tắt: Chiến lược giao tiếp là một công cụ quan trọng hỗ trợ nâng cao trình độ và năng lực giao tiếp trong quá trình học tiếng Anh. Trong môi trường học ngoại ngữ, đặc biệt với môi trường đào tạo mới, đây là công cụ cần thiết để sinh viên tiếng Anh trau dồi đầy đủ kiến thức về những thủ thuật giao tiếp. Vì lý do này, mục đích của nghiên cứu là tìm ra những chiến lược được sinh viên khóa 63 ngành Ngôn ngữ Anh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam(VNUA) sử dụng phổ biến nhất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định lượng để thu thập dữ liệu qua bảng khảo sát (*). Số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu là 108 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chiến lược giao tiếp được sinh viên sử dụng nhiều thấp khi giao tiếp tiếng Anh là “Thỏa hiệp về nghĩa”, “Thay đổi và giản lược thông điệp” và “Tình cảm xã hội”. Hy vọng bài nghiên cứu góp phần nào đó vào quá trình cải thiện năng lực sử dụng những chiến lược giao tiếp để nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, học viện VNUA nói riêng và cho sinh viên nói chung.

Từ khóa: chiến lược giao tiếp, sinh viên chuyên Anh, bối cảnh Việt Nam

 

Summary: Communication strategies is a significant tool that enable EFL students to achieve a higher level of English proficiency and good ability in oral communication. In EFL context, especially for new training institution, this is an essential tool for students to gain awareness of communication techniques. This research, therefore, aimed to explore the most commonly used strategies in English oral communication among English-majored K63 students at Vietnam National University of Agriculture. The questionnaire was the only instruments employed in this study to collect both qualitative and quanlitative data from 108 students who participated in the research. The result of this study shows that the most frequently reported strategies while speaking are “Negotiation of meaning”, “Message Reduction and Alteration” and “Social Affective”, respectively. It is hoped that the finding of this research would partly contribute to the enhancement of strategic competence among English-majored K63 students at VNUA in particular and Vietnamese students in general.

Keywords: communication strategies, English-majored students, Vietnamese context.

 

1.      Đặt vấn đề

1.1.Lý do chọn đề tài

Với hiệp định EVFTA được ký kết có hiệu lực cùng với sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng cao. Tuy nhiên, để làm việc bằng tiếng Anh có hiệu quả cao thì việc giao tiếp tiếng Anh phải có hiệu quả cao, chiến lược giao tiếp chính là một công cụ quan trọng nhằm tăng năng lực giao tiếp tiếng Anh. Tại Học viên Nông nghiệp Việt Nam, ngành Ngôn ngữ Anh là một ngành mới được thực hiện đào tạo nên việc nâng cao NLGT cho sinh viên của ngành là một việc cần được thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh việc làm của sinh viên ra trường. Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng việc sử dụng các chiến lược giao tiếp tiếng Anh trong giờ học kỹ năng Nói của sinh viên khóa 63 ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam”

1.2.Mục đích nghiên cứu

Khảo sát thực trạng việc sử dụng các CLGT tiếng Anh trong giờ học kỹ năng nói của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh khóa 63 của Học viện nông nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất các CLGT hiệu quả cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh khóa 63 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

2.      Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh và khái quát hoá các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của các nhà nghiên cứu nhằm rút ra những khái niệm công cụ và khung lý phân tích lý thuyết.

- Phương pháp điều tra: Nhóm nghiên cứu ứng dụng công cụ bảng điều tra của tác giả Nakatani (2006). Chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với 110 sinh viên khóa 63 ngành ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Kết quả điều tra được phân tích theo phương pháp định tính và định lượng nhằm đánh giá các khía cạnh khác nhau của nội dung nghiên cứu bằng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu định lượng theo các thông số thống kê mô tả.

3.      Kết quả nghiên cứu

Bảng 1. Thống kê mô tả và xếp hạng các nhóm chiến lược

No

Items

Rank

Mean

Std. Deviation

F1

Tình cảm xã hội

 

3.58

0.858

F2

Định hướng lưu loát

 

3.52

0.866

F3

Thỏa hiệp về nghĩa

 

3.71

0.821

F4

Định hướng chính xác

 

3.36

0.808

F5

Giản lược và thay đổi thông điệp

 

3.60

0.864

F6

Phi ngôn ngữ

 

3.57

0.938

F7

Từ bỏ thông điệp

 

2.95

0.944

F8

Cố gắng suy nghĩ bằng tiếng Anh

 

3.43

0.941

Từ bảng trên, ba nhóm chiến lược được sinh viên khóa 63 ngành ngôn ngữ Anh sử dụng nhiều nhất là “Thỏa hiệp về nghĩa”, “Giản lược và thay đổi thông điệp”“Tình cảm xã hội”. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa “Phi ngôn ngữ”“Tình cảm xã hội” là không cao. Trong khi đó, nhóm “Từ bỏ thông điệp” đứng ở vị trí cuối cùng.

Bảng 2. Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược “Thỏa hiệp về nghĩa”

No

Item

Rank

Mean

Std. Deviation

Thỏa hiệp về nghĩa

1

3.71

0.821

F3_1

Trong khi nói, tôi chú ý đến phản ứng của người nghe đến lời nói của mình

3.99

0.737

F3_2

Tôi đưa ra ví dụ nếu người nghe chưa hiểu lời tôi nói.

3.78

0.862

F3_3

Tôi nhắc lại lời nói cho đến khi người nghe hiểu.

3.66

0.850

F3_4

Tôi thường kiểm tra lại để chắc chắc người nghe hiểu được.

3.41

0.837

Theo số liệu từ bảng 2, cho thấy sinh viên muốn đạt được mục đích giao tiếp cao và có mong muốn cả hai phía đều đi đến thỏa thuận chung trong giao tiếp. Theo Foster & Ohta (2005), nhóm chiến lược “thỏa hiệp về nghĩa” được sinh viên vận dụng khi phía nghe không hiểu hoặc hiểu một phần để đạt được mục đích hai bên cùng hiểu thông điệp của bên nói.

Bảng 3. Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược

Giản lược và thay đổi thông điệp

No

Item

Rank

Mean

Std. Deviation

Giản lược và thay đổi thông điệp

2

3,60

0,864

F5_1

Tôi sử dụng những từ ngữ quen thuộc với tôi

4.15

0.714

F5_2

Tôi giảm thông điệp và sử dụng những sự diễn đạt đơn giản

3.55

0.917

F5_3

Tôi thay thế những thông điệp ban đầu bằng thông điệp khác bởi vì tôi cảm thấy không có khả năng diễn đạt lại ý muốn ban đầu của tôi

3.11

0.959

Theo số liệu từ bảng 3 và bảng 4, phần lớn sinh viên tập trung vào phản ứng của người nói tùy vào từng tình huống sẽ đưa ra quyết định sử dụng chiến lược gì tiếp theo và chiến lược thường được sử dụng sẽ là “sử dụng những từ ngữ quen thuộc”. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên tin rằng các chiến lược này rất hiệu quả trong việc duy trì dòng chảy hội thoại (Ounis, 2016). Sinh viên thường gặp phải nhiều vấn đề trong giao tiếp do thiếu kiến thức về ngôn ngữ học nên thường sử dụng kiến thức hiện với ý định truyền đạt một thông điệp dễ hiểu và đạt được mục tiêu giao tiếp (Faerch & Kasper, 1983). Những chiến lược này có ảnh hưởng tích cực đến quá trình học ngôn ngữ thứ hai, sinh viên thường kiểm tra người nghe đã hiểu ý định của họ chưa, từ đó tiến hành sửa đổi tương tác để duy trì tương tác và tránh ngưng trệ giao tiếp (Nakatani, 2006).

Bảng 4. Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược “Tình cảm xã hội”

No

Items

Rank

Mean

Std. Deviation

 

Tình cảm xã hội

3

3.58

0.858

F1_1

Tôi thường thêm từ lấp đầy chỗ trống khi tôi không nghĩ ra gì để nói.

 

3.14

0.878

F1_2

Tôi cố gắng tạo ấn tượng tốt với người nghe.

 

3.72

0.778

F1_3

Tôi không ngại mạo hiểm cho dù tôi biết tôi có thể mắc lỗi.

 

3.33

0.859

F1_4

Tôi cố gắng trò chuyện với mọi người.

 

3.65

0.947

F1_5

Tôi cố gắng thư giãn khi cảm thấy lo lắng.

 

3.92

0.859

F1_6

Tôi tự động viên bản thân để nói rõ những gì tôi muốn nói.

 

3.75

0.829

Đứng thứ 3 là cụm chiến lược “tình cảm xã hội” , như ở Bảng 5, đáng chú ý chiến lược “cố gắng thư giãn khi cảm thấy lo lắng” tiền giả định sinh viên khóa 63 ngành Ngôn ngữ Anh cảm thấy lo lắng khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học Nói. Điều này diễn ra có thể do sinh viên còn chưa quen với môi trường trong giờ học Nói và cũng có thể là do nội tại sinh viên vẫn còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ tiếng Anh. Đứng sau chiến lược này là hai chiến lược “tự động viên bản thân để nói những gì tôi muốn nói” và chiến lược “tạo ấn tượng tốt với người nghe”. Đứng gần cuối trong các chiến lược trong cụm là “không ngại mạo hiểm cho dù tôi biết tôi có thể mắc lỗi”, trong khi theo nghiên cứu của Brown (2002), mạo hiểm được cho là một trong những chiến lược thành công nhất mà người học ngoại ngữ nên sử dụng. Áp lực với việc giao tiếp tiếng Anh được thể hiện rõ hơn qua những con số này đồng thời cho thấy sự liên kết của năng lực ngôn ngữ - xã hội và NLSDCL (Canale và Swain, 1980).

Bảng 5. Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược “Phi ngôn ngữ”

No

Item

Rank

Mean

Std. Deviation

Phi ngôn ngữ

4

3.57

0.938

F6_1

Tôi cố gắng giao tiếp bằng mắt khi tôi đang nói chuyện

3.61

0.846

F6_2

Tôi sử dụng cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt nếu tôi không thể truyền đạt ý

3.53

0.853

Bảng 5 cho thấy sinh viên thường xuyên sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Con số này so với các nghiên cứu ở đại học HUTECH thành phố Hồ Chí Minh có kết quả tương đương. Có thể nói đây là một trong những chiến lược thường được sinh viên Việt Nam sử dụng.

Bảng 6.  Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược “Định hướng lưu loát”

No

Items

Rank

Mean

Std. Deviation

 

Định hướng lưu loát

5

3.52

0.866

F2_1

Tôi thay đổi cách nói dựa vào bối cảnh

3.52

0.968

F2_2

Tôi dành thời gian để diễn tả những gì tôi muốn nói

3.45

0.806

F2_3

Tôi chú tâm vào phát âm của tôi

3.91

0.857

F2_4

Tôi cố nói to và rõ ràng để cho mình được nghe thấy

3.54

0.997

F2_5

Tôi chú ý đến nhịp điệu và ngữ điệu của tôi

3.33

0.963

F2_6

Tôi chú ý đến dòng chảy cuộc hội thoại

3.38

0.786

Dữ liệu thu thập được cho ta biết rằng “Định hướng lưu loát” đứng ở vị trí thứ 5 trong số các chiến lược được sử dụng trong giao tiếp. Dữ liệu hiển thị trong Bảng 6 cho thấy rằng các chiến lược hướng đến sự lưu loát được sử dụng thường xuyên, có nghĩa là sinh viên ít khi chú ý đến những chiến lược này khi họ giao tiếp với ai đó. Trong đó, họ chú ý nhất đến cách phát âm nhưng lại ít quan tâm đến nhịp điệu và ngữ điệu. Từ đó thấy được, sinh viên thường quá chú trọng đến phát âm mà bỏ qua thứ quan trọng không kém đó là nhịp điệu và ngữ điệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên đều có thể nhận ra tầm quan trọng của việc phát âm đúng trong giao tiếp như đã nêu bởi Derwing và Munro (2015), rằng nếu người nói phát âm khó hiểu, đồng thời cách diễn đạt không rõ ràng có thể dẫn đến hiểu lầm trong giao tiếp. Đó cũng là lý do tại sao họ cố gắng phát âm chính xác ngôn ngữ đích hoặc nói to và rõ ràng để khiến họ được lắng nghe, đồng thời để cuộc trò chuyện diễn ra suôn sẻ và để người nghe hiểu nội dung một cách rõ ràng.

Bảng 7.  Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược 

“Cố gắng suy nghĩ bằng tiếng Anh”

No

Item

Rank

Mean

Std. Deviation

Cố gắng suy nghĩ bằng tiếng Anh

6

3.43

0.941

F8_1

Tôi nghĩ những gì tôi muốn nói đầu tiên là bằng tiếng

Việt và sau đó đặt câu bằng tiếng Anh

3.41

0.944

F8_2

Tôi nghĩ những câu tiếng Anh tôi đã biết trước và

sau đó thử thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh

3.46

0.938

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Với tần suất sử dụng thứ 6 là nhóm chiến lược “cố gắng suy nghĩ bằng tiếng Anh”, sinh viên có xu hướng nghĩ bằng những câu tiếng Anh mình biết trước nhiều hơn rồi thay đổi cho phù hợp với ngữ cảnh.

Đứng thứ 7 và thứ 8 là hai cụm chiến lược “Định hướng chính xác” và “Từ bỏ thông điệp”, đây là hai chiến lược mang đậm tính ngôn ngữ học nhưng lại không được sinh viên khóa 63 ngành Ngôn ngữ Anh sử dụng nhiều.

Bảng 8. Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược “Định hướng chính xác”

No

Item

Rank

Mean

Std. Deviation

Định hướng chính xác

7

3.36

0.808

F4_1

Tôi chú tâm vào ngữ pháp và trật tự từ trong quá trình giao tiếp

3.22

0.884

F4_2

Tôi cố nhấn mạnh chủ ngữ và động từ trong câu

3.05

0.940

F4_3

Tôi tự sửa sai khi tôi để ý rằng tôi đã mắc lỗi

 

3.76

0.763

F4_4

Tôi nhận thấy bản thân sử dụng diễn đạt phù hợp với quy tắc mà tôi đã học

3.21

0.672

F4_5

Tôi cố gắng nói chuyện như người bản xứ.

3.57

0.781

 

Bảng 10. Thống kê mô tả và xếp hạng nhóm chiến lược “Từ bỏ thông điệp”

No

Item

Rank

Mean

Std. Deviation

Từ bỏ thông điệp

8

2.95

0.944

F7_1

Tôi từ bỏ việc ý định nói từ trước và chỉ nói vài từ khi tôi không biết phải nói gì

2.94

1.031

F7_2

Tôi thường bỏ dở dòng thông điệp khi gặp một số khó khăn trong ngôn ngữ.

2.69

0.970

F7_3

Tôi nhờ sự giúp đỡ của mọi người khi tôi giao tiếp chưa được tốt.

3.65

0.829

F7_4

Tôi bỏ cuộc khi không không thể làm cho người nghe hiểu mình

2.53

0.948

Số liệu trong bảng 8 cho thấy sinh viên chỉ thỉnh thoảng sử dụng chiến lược “Nhấn mạnh vào chủ ngữ và động từ trong câu” và cả chiến lược “sử dụng diễn đạt phù hợp với quy tắc đã học”. Xong, chiến lược “tự sửa khi nhận ra được lỗi sai” được sử dụng sinh viên thường xuyên sử dụng, đây là một tín hiệu tốt cho thấy sinh viên đã có tinh thần tự kiểm tra và biết được lỗi sai của mình.Với kết quả thu được tương đồng với nghiên cứu cùng về vấn đề của L.V.Tuyen, H.T.An & T.K.Hong (2020) có kết quả là cụm chiến lược “từ bỏ thông điệp” đứng cuối về tần suất sử dụng, cũng tương đồng với nghiên cứ của Chen (2009) và Yaman và Ozcan (2015).

Theo số liệu thu thập được của nghiên cứu, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh khóa 63 đã hiểu vai trò của những chiến lược phi ngôn ngữ như sử dụng ngôn ngữ cơ thể lúc gặp khó khăn trong khi nói ngôn ngữ đích (Sevki và Oya, 2013). Theo nhiều nghiên cứu, việc kết hợp giữa giao tiếp qua ngôn ngữ và giao tiếp phí ngôn ngữ sẽ duy trì hội thoại tốt hơn. Theo Leaver, Ehrman và Shekhtman (2005), người tham gia hội thoại có thể sử dụng các cử chỉ và ngôn ngữ hình thể, đôi khi còn quan trọng hơn ngôn từ, để phiên nghĩa và giải quyết vấn đề trong giao tiếp.

4.      Kết luận và đề xuất

4.1.  Kết luận

Qua kết quả điều tra và xử lý số liệu cho thấy các chiến lược thường xuyên được sinh viên khóa 63 ngành Ngôn ngữ Anh sử dụng trong giờ học Nói là “Thỏa hiệp về nghĩa”, “Thay đổi và giản lược thông điệp”, “Tình cảm xã hội”, “Phi ngôn ngữ”, “Định hương lưu loát” và “Cố gắng suy nghĩ bằng tiếng Anh”; các chiến lược được sử dụng với tần suất thỉnh thoảng là “Định hướng chính xác” và “Từ bỏ thông điệp”.

4.2.  Đề xuất

 - Về phía sinh viên: Tiếp tục học tập nâng cao năng lực ngôn ngữ, cụ thể là tiếng Anh tạo tiền đề cho giao tiếp bằng tiếng Anh của mình có thể thành công. Đồng thời tích cực tìm hiểu, áp dụng các CLGT khác nhau, phù hợp trong từng trường hợp để hướng đến tăng hiệu quả giao tiếp tiếng Anh cho bản thân. Sinh viên cũng cần nâng cao sự tự tin và tính dũng cảm, dám mạo hiểm trong giao tiếp tiếng Anh để có thể có quá trình học hiệu quả hơn.

 - Về phía giảng viên: Tăng cường việc giảng dạy, hướng dẫn sinh viên áp dụng các CLGT trong các học phần lý thuyết tiếng cũng như thực hành tiếng.

 - Về phía Khoa, Học viện: Tạo điều kiện và mở rộng thêm kinh phí cho nhiều nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên nữa để sinh viên có cơ hội thực hiện phong phú các đề tài liên quan đến việc nâng cao NLGT tiếng Anh của sinh viên Ngôn ngữ Anh nói riêng và việc giảng dạy và học tập của ngành Ngôn ngữ Anh nói chung, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh tại Học viện.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1.        Chen, H. W. (2009). Oral communication strategies used by English major college students in Taiwan. Unpublished master’s thesis, Chaoyang University of Technology, Taichung, Taiwan.

2.        Dörnyei, Z., & Scott, M. L. (1995, March). Communication Stragegies: An Empirical Analysis With Retrospection. In Deseret Language and Linguistic Society Symposium (Vol. 21, No. 1, pp. 137-150).

3.        Le, V. T., Huynh, T. A., & Tran, K. H. (2020). Strategies used by undergraduate englishmajored students in oral communication.

4.        Nakatani, Y. (2006). Developing an oral communication strategy inventory. The modern language journal, 90(2), 151-168.

5.        Ounis, T. (2016). Exploring the Use of Oral Communication Strategies by High and Low Proficiency learners of English: Tunisian EFL students as a case study. International Journal of Humanities and Cultural Studies (IJHCS) ISSN 2356-5926, 3(1), 1077-1098. Pawley, A., Syder, F. H., Richards, J. C., & Schmidt, R. W. (1983). Language and communication. London: Longman, 191-195.

6.        Vu, T.B.D (2015). A study on strategies used in verbal communication between native english and non-native speakers in the workplace. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống

7.        Yaman, Ş., & Özcan, M. (2015). Oral communication strategies used by Turkish students learning English as a foreign language. In Issues in teaching, learning and testing speaking in a second language (pp. 143-158). Springer, Berlin, Heidelberg.



[1] Sinh viên khóa 62 – Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ