STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học (S), công nghệ (T), kỹ thuật (E) toán học (M) – theo cách tiếp cận liên môn và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.

        Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay. Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.

         Trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự quan tâm ngày càng nhiều của xã hội về giáo dục STEM, môn CÔNG NGHỆ ở trường phổ thông ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Công nghệ là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, môn Công nghệ là môn học dành cho các học sinh có xu hướng lựa chọn ngành học thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

         Đáp ứng nhu cầu cấp thiết về đội ngũ giáo viên cho môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung ngành đào tạo Sư phạm công nghệ vào Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học, ban hành theo thông tư 24/2017/TT-BGDĐT, ngày 10 tháng 10 năm 2017.

          Thời gian tới, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên Công nghệ là một trong số ít giáo viên bộ môn các trường phổ thông ĐANG CÓ NHU CẦU TUYỂN DỤNG CAO.

          Đáp ứng nhu cầu xã hội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh đào tạo giáo viên ngành Sư phạm công nghệ. Với chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên tiếp cận CDIO, phản ánh sát đổi mới giáo dục phổ thông, sinh viên theo học ngành Sư phạm công nghệ sẽ có đầy đủ năng lực, phẩm chất với cơ hội việc làm rộng mở bao gồm: (1). Giáo viên phổ thông (dạy môn Công nghệ); (2). Cán bộ quản lí giáo dục, hoặc cán bộ giảng dạy trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; hoặc (3) làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ.

Cơ hội học bổng khi là Sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ

           Sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ sẽ được miễn hoàn toàn học phí và có cơ hội miễn 40-50% học phí khi học ngành 2 tại Học viện. Đồng thời, được ưu tiên xét chọn đi thực tập hưởng lương tại Nhật Bản và Israel, Hàn Quốc… với thu nhập lên đến 150 triệu đồng/năm.

            Ngoài ra, sinh viên có thể nhận các học bổng dành cho K65 (sinh viên năm thứ nhất) của Học viện như: học bổng thủ khoa (cấp Khoa và cấp Học viện); học bổng du học quốc tế; học bổng dành cho các sinh viên tài năng, học bổng giáo sư… lên tới 30 tỷ đồng/ năm.

            Nếu bạn yêu thích ngành Sư phạm Công nghệ và mong muốn học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử này, hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam:

Mã trường

nhóm ngành

Tổ hợp tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh

HVN

HVN22

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

- Tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + theo quy định của Học viện;

- Xét học bạ lớp 11 hoặc lớp 12: Ba môn trong tổ hợp xét tuyển >=18 điểm;

- Xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020

 Thông tin liên hệ

Điện thoại: 024.6261.7578/ 024.6261.7520/ 0961.926.639/ 0961.926.939

Website: https://www.vnua.edu.vn/

Facebook: www.facebook.com/hocviennongnghiep