Kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu chỉ số hạnh phúc nghề nghiệp của giảng viên tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Cập nhật lúc 15:49, Thứ hai, 04/01/2021 (GMT+7)
Giảng viên được đánh giá là nghề nghiệp có yêu cầu cao trong công việc liên quan đến các khía cạnh như tình trạng quá tải công việc, áp lực thời gian. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài lớp học như sự hợp tác với các đồng nghiệp, áp lực của lãnh đạo hay cuộc sống gia đình của mỗi giảng viên đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác giận dữ, thiếu hài lòng của họ. Chính những yêu cầu cao trong nghề nghiệp như vậy là những yếu tố rủi ro cho hạnh phúc của người giảng viên. Bản thân họ thường xuyên phải trải qua các cảm giác căng thẳng, tình trạng kiệt sức, thái độ chỉ trích và sự hài lòng trong công việc thấp. Tuy nhiên, nhiều giảng viên vẫn tiếp tục có cảm giác hài lòng và hạnh phúc trong công việc. Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu để tìm hiểu về hạnh phúc của giảng viên và mối quan hệ giữa nghề nghiệp và hạnh phúc trong nghề nghiệp của họ
Giảng viên được đánh giá là nghề nghiệp có yêu cầu cao trong công việc liên quan đến các khía cạnh như tình trạng quá tải công việc, áp lực thời gian. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài lớp học như sự hợp tác với các đồng nghiệp, áp lực của lãnh đạo hay cuộc sống gia đình của mỗi giảng viên đều là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác giận dữ, thiếu hài lòng của họ. Chính những yêu cầu cao trong nghề nghiệp như vậy là những yếu tố rủi ro cho hạnh phúc của người giảng viên. Bản thân họ thường xuyên phải trải qua các cảm giác căng thẳng, tình trạng kiệt sức, thái độ chỉ trích và sự hài lòng trong công việc thấp. Tuy nhiên, nhiều giảng viên vẫn tiếp tục có cảm giác hài lòng và hạnh phúc trong công việc. Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu để tìm hiểu về hạnh phúc của giảng viên và mối quan hệ giữa nghề nghiệp và hạnh phúc trong nghề nghiệp của họ
Các nội dung của nghiên cứu gồm:
- Chỉ ra mức độ hạnh phúc trong nghề nghiệp và trong cuộc sống của giảng viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc trong nghề nghiệp và mức độ tác động của các yếu tố trên.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm tăng hạnh phúc trong nghề nghiệp của giảng viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra: Giảng viên Học viện nông nghiệp Việt Nam trong diện khảo sát của đề tài hạnh phúc vừa phải (mức 5/7) trong cuộc sống hàng ngày và trong nghề nghiệp. Có mối tương quan thuận, tương đối chặt giữa hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc nghề nghiệp, tương quan có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy là 99%. Hạnh phúc trong nghề nghiệp của giảng viên Học viện Nông nghiệp được thể hiện qua 5 yếu tố là sự hài lòng về công việc, tính tự hiệu quả, khát vọng, động lực và uy quyền đều được đánh giá tương đối cao. Trong đó, yếu tố mang lại hạnh phúc nhất trong nghề nghiệp là uy quyền và tính tự hiệu quả. Yếu tố kém hạnh phúc hơn trong 5 yếu tố là sự hài lòng trong công việc và khát vọng. Mô hình về các yếu tố ảnh hưởng sử dụng trong nghiên cứu lý thuyết là phù hợp với thực trạng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mô hình giải thích được 45.6% sự biến thiên của hạnh phúc nghề nghiệp của giảng viên, mức ý nghĩa thống kê có độ tin cậy là 99%. Qua phân tích phương trình hồi quy thứ bậc cho thấy 05 yếu tố ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc nghề nghiệp của giảng viên tại Học viện là: trình độ học vấn, niềm tin với nghề nghiệp, hoạt động phát triển nghề nghiệp, hợp tác với đồng nghiệp và môi trường học viện.
Thông tin liên hệ: Bộ môn Tâm lý, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Điện thoại: 02438766627; 0984980855
Trần Thị Thanh Tâm (Bộ môn Tâm lý - Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam)