Khó khăn trong dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin và truyền thông tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Cập nhật lúc 14:30, Thứ tư, 31/08/2022 (GMT+7)
Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành (TACN) đang trở thành một trong những nội dung cơ bản của quá trình giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, cho đến giờ, việc giảng dạy và học tập TACN vẫn chưa đáp ứng những kỳ vọng đặt ra. Với những đặc điểm và nội dung của nó, so với tiếng Anh giao tiếp đơn thuần, TACN vẫn được coi là một môn học khó đối với cả người học lẫn người dạy.
Việc dạy tiếng Anh chuyên ngành (TACN) đang trở thành một trong những nội dung cơ bản của quá trình giảng dạy tiếng Anh. Tuy nhiên, cho đến giờ, việc giảng dạy và học tập TACN vẫn chưa đáp ứng những kỳ vọng đặt ra. Với những đặc điểm và nội dung của nó, so với tiếng Anh giao tiếp đơn thuần, TACN vẫn được coi là một môn học khó đối với cả người học lẫn người dạy.
Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên khối đại học nói chung và ngành Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) nói riêng thường được học TACN vào năm thứ 3 sau khi họ đã hoàn thành 3 học phần tiếng Anh cơ bản. Mục tiêu của việc học TACN Công nghệ thông tin và truyền thông là sinh viên phải được trang bị vốn từ vựng cơ bản, ôn tập lại những kiến thức ngữ pháp đã học, củng cố các kỹ năng tiếng đã học để đọc hiểu, dịch tài liệu và viết một số báo cáo có liên quan đến chuyên ngành CNTT&TT mà họ đang theo học.
|
|
Kết quả khảo sát cũng chỉ ra những nội dung mà sinh viên thấy khó nhất trong khóa học TACN là phần phát âm (62%) và ngữ pháp (57%). Lí do của những khó khăn này đến từ thực tế sinh viên thiếu vốn kiến thức về cấu trúc ngữ pháp để có thể dịch các câu/ đoạn văn từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh và ngược lại. Hơn nữa, kể cả đối với tiếng Anh cơ bản, phần phát âm luôn là một nội dung các em thường không để ý nhiều khi học và tra từ nên đây cũng là một trở ngại lớn cho các em khi muốn phát âm chính xác các thuật ngữ chuyên ngành. Những nội dung sinh viên thấy khó khăn tiếp theo đó là từ vựng (37%) và đọc hiểu (39%) và viết (38%). Ba nội dung này có mối quan hệ nguyên nhân- hệ quả với nhau. Vì sinh viên thiếu vốn từ vựng chuyên ngành, thêm vào đó là yếu về kiến thức ngữ pháp, nên những bài đọc hiểu và bài viết trong giáo trình trở nên khó đối với các em. Dạng bài tập các em ít thấy khó nhất đó là dịch (29%). Số liệu thu thập được thể hiện rằng chỉ có 47% sinh viên biết cách làm thế nào để học môn TACN một cách hiệu quả, trong đó chỉ có 12% sinh viên biết rõ cách học như thế nào. Ngược lại, một tỷ lệ khá lớn sinh viên (38%) thừa nhận họ không biết rõ các chiến lược học hiệu quả. Có 3% sinh viên không hề có ý niệm gì về các chiến lược học TACN. Số liệu thu thập được cho thấy có lẽ chiến lược học TACN của sinh viên chưa nhận được sự chú ý đặc biết từ phía giáo viên và bản thân sinh viên.
Theo số liệu khảo sát về các khó khăn mà giảng viên gặp phải khi giảng dạy môn TACN bao gồm thâm niên giảng dạy môn TACN chưa được lâu, chưa được tiếp cận nhiều với những kiến thức về giảng dạy TACN khi tham gia khóa học cao học, những kiến thức các giảng viên học được về TACN chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu lý thuyết để thiết kế một khóa học TACN chứ ít được trang bị về mặt kiến thức chuyên ngành hay phương pháp giảng dạy cho các đối tượng cụ thể, chưa tổ chức được nhiều hoạt động trong lớp học TACN.
Dựa trên cơ sở lý luận về dạy học TACN, kết quả điều tra và những kinh nghiệm giảng dạy, tác giả đã đưa ra một số gợi ý nhằm tối thiểu hóa những khó khăn trong việc giảng dạy môn TACN, từ đó giúp nâng cao phần nào chất lượng dạy và học của giảng viên và sinh viên bao gồm giảm thiểu số lượng sinh viên trong một lớp và tăng thời lượng khóa học, sử dụng đa dạng các phương pháp giảng dạy, tư vấn các chiến lược học tập cho sinh viên, đánh giá đúng vai trò của người học, chuẩn bị tốt về kiến thức và phương pháp giảng dạy, duy trì nguyên tắc hợp tác và thương thuyết, đầu tư trang thiết bị và tài liệu giảng dạy, học tập.
ThS. Nguyễn Thị Hường - Khoa Sư phạm và ngoại ngữ