Từ năm 1998, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Nông nghiệp I (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) mở ngành đào tạo giáo viên Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp trình độ đại học đến nay, Học viện đã đào tạo cho đất nước gần 1000 cử nhân đại học ngành Sư phạm kĩ thuật Nông nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm kĩ thuật nông nghiệp của Học viện có đầu ra rất rộng mở, thích ứng với nhiều ngành nghề trong xã hội: giáo viên công nghệ ở các trường phổ thông, cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên dạy nghề, cán bộ khuyến nông, cán bộ nghiên cứu các viện, trung tâm; lãnh đạo các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp…
Hiện nay, Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ mới được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nhiều đổi mới nhằm phát triển phẩm chất và năng lực công nghệ cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thế kỉ XXI. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục và Đào tạo các địa phương cần một đội ngũ giáo viên có chuyên môn Sư phạm Công nghệ để thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn Công nghệ mới. Tuy nhiên, hiện nay, rất ít trường đại học có đủ điều kiện thuận lợi để đào tạo cử nhân Sư phạm Công nghệ cũng như bồi dưỡng đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn Công nghệ cho giáo viên ở các trường phổ thông.
Vì thế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng ngành Sư phạm Công nghệ và bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2020-2021 để đào tạo ra đội ngũ cử nhân Sư phạm Công nghệ chất lượng cao đáp ứng giảng dạy chương trình mới.
1. Ngành Sư phạm Công nghệ có mục tiêu và chuẩn đầu ra hoàn toàn đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông Công nghệ 2018 về năng lực, phẩm chất và định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ.
Chương trình giáo dục Công nghệ 2018
|
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
|
Mục tiêu chương trình: Phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
|
Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Công nghệ, người học có khả năng:
Mục tiêu 1: Tổ chức giảng dạy và nghiên cứu công nghệ, quản lí giáo dục, tham vấn giáo dục hướng nghiệp;
Mục tiêu 2: Tích hợp giáo dục STEM trong dạy học công nghệ, phát triển kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, có năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề;
Mục tiêu 3: Khởi nghiệp trong giáo dục và công nghệ;
|
Yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ; Giao tiếp công nghệ; Sử dụng công nghệ; Đánh giá công nghệ; Thiết kế kĩ thuật.
|
Chuẩn đầu ra (CĐR): Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm sau:
CĐR 2: Giải thích nguyên lí, qui trình kĩ thuật, công nghệ trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
CĐR 3: Vận dụng các kiến thức công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào quá trình dạy học công nghệ và giáo dục hướng nghiệp;
CĐR 4: Phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, kiểm tra đánh giá, giáo dục hướng nghiệp trong dạy học công nghệ;
CĐR5: Thiết kế dạy học công nghệ theo STEM;
CĐR 8: Tích hợp các kiến thức công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vào trong dạy học công nghệ;
CĐR 9: Sử dụng các công nghệ dạy học, giáo dục phổ biến trong dạy học và hướng nghiệp;
CĐR 10: Phát triển các chương trình dạy học tích hợp, giáo dục STEM.
|
2. Ngành Sư phạm Công nghệ có kết cấu tổng thể chương trình và nội dung môn học có hướng tiếp cận với chương trình Sư phạm Công nghệ của một số trường đại học ở Việt Nam và trên thế giới là tiền đề quan trọng cho việc đào tạo liên thông cũng như hội nhập quốc tế của người học.
So sánh
|
Sư phạm công nghệ - Đại học Sư phạm Hà Nội 2
|
Sư phạm Công nghệ – Đại học sư phạm Hà Nội
|
Sư phạm Công nghệ – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
|
Sư phạm Công nghệ - British Columbia Institute of Technology
|
Số học phần
|
Tỷ lệ (%)
|
Số học phần
|
Tỷ lệ (%)
|
Số học phần
|
Tỷ lệ (%)
|
Số học phần
|
Tỷ lệ
(%)
|
Tương đương
|
33
|
47.1
|
22
|
31.4
|
31
|
44.3
|
4
|
5.7
|
Khác biệt
|
37
|
52.8
|
48
|
68.6
|
39
|
55.7
|
66
|
94.3
|
Tổng số môn
|
70
|
100
|
70
|
100
|
70
|
100
|
70
|
100
|
|
|
|
Lộ trình học tập rõ ràng, bao gồm nhiều môn học kiến thức và kỹ năng, như kiến thức khoa học kỹ thuật, kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức công nghiệp, kiến thức nông nghiệp, kiến thức kinh doanh, kiến thức sư phạm, kiến thức ngoại ngữ, và kỹ năng mềm. Chính vì chương trình đào tạo được xây dựng mang tính tích hợp nên sau khi tốt nghiệp, người học không chỉ có đủ năng lực thực hiện trong lĩnh vực giảng dạy, mà còn có thể khởi nghiệp, có thể tham gia vào thị trường lao động ở các lĩnh vực khác liên quan đến quản lí giáo dục, giáo dục hướng nghiệp, khuyến nông; nghiên cứu khoa học công nghệ,... rất đa dạng. Đồng thời, chương trình đào tạo có tính hiện đại, định hướng nghề nghiệp, chú trọng kĩ năng thực hành, thực tế. Vì thế, sinh viên đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp và có cơ hội việc làm rộng mở.
Ngành Sư phạm Công nghệ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam là ngành học đáp ứng được nhu cầu của xã hội và chắc chắn sẽ một ngành học hấp dẫn cho những bạn trẻ năng động trên con đường lựa chọn nghề nghiệp.
Để được tư vấn đầy đủ về thông tin tuyển sinh năm 2021, xin liên hệ:
Hotline: 024.6261.7578 / 024.6261.7520 hoặc 0961.926.639 / 0961.926.939
Địa chỉ: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, TT Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội
Website: www.vnua.edu.vn; http://tuyensinh.vnua.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn
Bộ môn Phương pháp giáo dục - Khoa SP&NN