Ngày 8/7/2020, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ tổ chức seminar định kỳ với chủ đề: “Chọn mẫu trong nghiên cứu khoa học xã hội” do ThS Nguyễn Công Ước trình bày, tham dự buổi seminar là các giảng viên của Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ

Trong xã hội học cũng như trong nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau, khi chúng ta nghiên cứu một đề tài nào đó, tốt nhất nên nghiên cứu toàn bộ tổng thể cần nghiên cứu. Phương pháp cho phép phản ánh đúng đắn và chính xác thực trạng của khách thể. Tuy nhiên, nó lại gặp phải nhiều hạn chế như điều kiện tài chính, nhân lực, vật tư, thời gian… Vì vậy, trong các cuộc nghiên cứu xã hội học thường được tiến hành bằng phương pháp chọn mẫu.

leftcenterrightdel
 ThS. Nguyễn Công Ước trình bày seminar

Vậy, Mẫu là gì? Mẫu là một phần của khách thể nghiên cứu, mà trên đó chúng ta tiến hành thu thập thông tin cần thiết cho vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu dựa trên các kết quả ở mẫu và suy ra cho toàn bộ tổng thể với một độ chính xác nhất định được gọi là phương pháp nghiên cứu chọn mẫu. Chọn mẫu được tiến hành qua các bước:

- Xác định tổng thể chung cần nghiên cứu

- Xác định danh sách chọn mẫu (khung chọn mẫu)

- Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu xác suất hay phi xác suất (tùy điều kiện)

- Xác định quy mô mẫu: đối với mẫu ngẫu nhiên thường có công thức tính cỡ mẫu, đối với mẫu phi ngẫu nhiên thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu.

- Xác định các chỉ thị để nhận diện được đơn vị mẫu

- Kiểm tra quá trình chọn mẫu

Tác giả đã trình bày 2 phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Phương pháp chọn mẫu không cho ta một lời giải chung, duy nhất về cách thức lấy mẫu cũng như dung lượng mẫu trong mỗi trường hợp. Tùy từng trường hợp cụ thể, yêu cầu và mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn phương pháp cho hợp lý trong các nghiên cứu xã hội học cụ thể.