Ngày 24/11/2021, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh -  khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Seminar trực tuyến với chủ đề “Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam” do ThS. Bùi Thị Là – Bộ môn Tiếng Anh chuyên nghiệp trình bày.

Chuẩn đầu ra (CĐR) Ngành ngôn ngữ Anh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam gồm 12 chuẩn, trong đó 05 chuẩn kiến thức (ELO1, ELO2, ELO3, ELO4 & ELO5), 05 chuẩn kỹ năng (ELO6, ELO7, EOL8, ELO9 & ELO10) và 02 chuẩn về năng lực tự chủ và trách nhiệm (ELO11 & ELO12). Do hạn chế về thời lượng của buổi seminar nên tác giả chỉ tập trung vào một trong những chuẩn đầu ra quan trong nhất của ngành Ngôn ngữ Anh là CĐR 07: Sử dụng tiếng Anh đạt trình độ bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Để đạt được CĐR 07, tác giả chỉ rõ người dạy và người học cần lưu ý hai vấn đề lớn là việc phân bổ thời lượng theo chuẩn quy định và xác định trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh để có sự hỗ trợ sinh viên phù hợp và kịp thời.

Về vấn đề phân bổ thời lượng hợp lý, tác giả đưa ra khung thời lượng chuẩn yêu cầu của Hội đồng Anh để người dạy và người học nắm được thời lượng cần thiết để đạt CĐR cho mỗi học phần và cho cả chương trình ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh. Tác giả đồng thời so sánh, đối chiếu khung thời lượng chuẩn trên với thời lượng được phân bổ trong chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh để thấy được thời lượng người học cần phải học ngoài lớp học là rất nhiều.

Bên cạnh khó khăn về thời lượng phân bổ trên lớp thấp hơn nhiều so với thời lượng yêu cầu đạt chuẩn, còn một khó khăn khác nữa là trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên thấp và không đồng đều được thể hiện qua bài kiểm tra khảo sát năng lực tiếng Anh đầu vào của sinh viên K66:

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh của mỗi học phần nói riêng và của chương trình ngành Ngôn ngữ Anh nói chung, các hình thức hỗ trợ sinh viên kịp thời khi tổ chức dạy và học các môn thực hành tiếng và sự chủ động cũng như ý thức trách nhiệm của sinh viên đối với môn học là rất cần thiết, cụ thể như sau:

* Giảng viên cần lưu ý những vấn đề sau khi giảng dạy các môn thực hành tiếng

-  Giới thiệu và giải thích cho sinh viên hiểu rõ về nội dung và thời lượng yêu cầu để đạt được mỗi trình độ tiếng Anh.

-  Giúp sinh viên lên kế hoạch học tập hiệu quả trong và ngoài lớp học.

- Tư vấn, định hướng cụ thể cho việc lựa chọn hình thức học ngoài lớp học như tự học, học nhóm hoặc học tăng cường tại các trung tâm uy tín.

-  Chia sẻ nguồn tài liệu tham khảo và đôn đốc sinh viên hoàn thành các bài luyện tập theo đúng thời gian quy định.

* Sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau khi học các môn thực hành tiếng

- Lên kế hoạch tự học một cách nghiêm túc.

- Tham gia các lớp học tăng cường tại Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế của Học viện để được hỗ trợ kịp thời đảm bảo đạt chuẩn đầu ra của mỗi học phần.

- Sinh viên có thể học tăng cường tại những cơ sở đào tạo uy tín ngoài Học viện và thi chứng chỉ quốc tế để được chuyển đổi điểm tương đương. 

- Sinh viên cần khai thác hiệu quả các nguồn học liệu tham khảo của giảng viên phụ trách môn học.

- Tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học để phát triển kỹ năng tự nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa như sinh hoạt CLB tiếng Anh, Field trip (đi thực tế theo nhóm), English Fest.

- Tích cực tham gia các chương trình trao đổi sinh viên để mở rộng phạm vi giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm học tập.

* Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ

Khoa cần phối hợp với Trung tâm Ngoại ngữ và Đào tạo Quốc tế xây dựng và giảng dạy những chương trình tiếng Anh tăng cường phù hợp dựa trên chương trình chính khóa và thời lượng yêu cầu, cụ thể như sau:

Chương trình tiếng Anh tăng cường cho các môn Thực hành tiếng

Học kỳ

Tên học phần tiếng Anh tăng cường

Số tiết

Số

TC

Thời gian học trên lớp tăng cường (tiết)

Thời gian học tại nhà (tiết)

Trình độ đầu vào và đầu ra

Đầu vào

CEFR

Đầu ra

CEFR

Học kỳ 1

Tiếng Anh tăng cường 1

75

5

75

150

Tương đương A1

Tương đương A2

Học kỳ 2

Tiếng Anh tăng cường 2

105

7

105

210

Tương đương A2

Tương đương B1

Học kỳ 3

Tiếng Anh tăng cường 3

135

9

135

270

Tương đương B1

Tương đương B2

Học kỳ 4

Tiếng Anh tăng cường 4

180

12

180

360

Tương đương B2

Tương đương C1

           

Chương trình tiếng Anh tăng cường cần được tổ chức dưới sự giám sát chặt chẽ của Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ và Trung tâm ngoại ngữ. Những chương trình tiếng Anh tăng cường trên cần có sự bố trí giảng dạy của 50% giảng viên Việt Nam và 50% giảng viên nước ngoài, với mức kinh phí hợp lý và những chương trình học bổng hấp dẫn nhằm khuyến khích và động viên sinh viên tham gia học các lớp tiếng Anh tăng cường.           

Trong buổi seminar này, do hạn chế về nội dung và thời lượng, tác giả chưa có điều kiện để phân tích kỹ các CĐR khác ngoài CĐR 07. Vì vậy, những nghiên cứu khác có thể tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu về các CĐR của ngành Ngôn ngữ Anh nhằm tìm ra những khó khăn và hướng khắc phục để giúp người học đạt CĐR theo quy định.

 

                                                      Nhóm nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh