Ngày 18/12/2019, Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ tổ chức buổi seminar với chủ đề “Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông mới và định hướng đổi mới đào tạo giáo viên công nghệ” do TS. Nguyễn Tất Thắng trình bày. Tham gia buổi seminar là các giảng viên của Khoa Sư phạm & Ngoại ngữ.
Trong Chương trình GDPT mới, chương trình GD công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12, thông qua môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học, môn Công nghệ ở THCS và THPT. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn GD cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, môn Công nghệ còn là môn học mang tính chất Khoa Học – Công nghệ, hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giớ, dựa trên những thành tựu của Khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ…
TS. Nguyễn Tất Thắng trình bày seminar
Trong bài trình bày, TS. Nguyễn Tất Thắng đã chỉ ra mục tiêu của chương trình GDPT môn công nghệ năm 2018 với 3 cấp học như sau:
- Cấp tiểu học: Bước đầu hình thành và phát triển năng lực công nghệ, khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ, sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụng trong gia đình đúng cách, an toàn, thiết kế được sản phẩm thủ công có kỹ thuật đơn giản, nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sốn trong gia đình và ở nhà trường
- Cấp THCS: Phát triển năng lực công nghệ mà học sinh đã được tích lũy ở tiểu học, đọc được thông số kỹ thuật, nhận biết và sử dụng một số sản phẩm công nghệ, trao đổi được thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ qua lập và đọc bản vẽ kỹ thuật đơn giản, hiểu biết về những nguyên lý cơ bản trong Nông-Lâm nghiệp, thủy sản-chăn nuôi, trải nghiệm về lựa chọn nghề trong lĩnh vực công nghệ, rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì trong các hoạt động KT-CN
- Cấp THPT: Phát huy năng lực Công nghệ mà học sinh đã tích luỹ được sau khi kết thúc THCS, Rèn luyện ý thức lao động, tác phong công nghiệp, Hiểu biết đại cương và định hướng nghề về công nghệ, có năng lực Công nghệ phù hợp với các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ.
Các giảng viên khoa SP&NN tham dự seminar
Qua đó, tác giả cũng có những trao đổi về định hướng đổi mới đào tạo giáo viên môn công nghệ ở Khoa SP&NN – Học viện Nông nghiệp Việt Nam như: Xây dựng các chương trình hướng nghiệp, trải nghiệm nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cho học sinh phổ thông tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, xây dựng trường Trung học thực nghiệm tại Học viện, tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học cho HS, Xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng giáo viên Công nghệ tại Học viện….
Cuối buổi seminar là phần thảo luận giữa các giảng viên. Các giảng viên đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp nhằm phát triển, xây dựng chương trình học mới, phù hợp với đinh hướng và yêu cầu của xã hội về đào tạo giáo viên Công nghệ.
Tạ Phương Thúy