Seminar “Nghiên cứu nhu cầu trong thiết kế giáo trình/ tài liệu tiếng Anh chuyên ngành”
Cập nhật lúc 10:27, Thứ ba, 25/05/2021 (GMT+7)
Thiết kế giáo trình/ tài liệu học tập (designing materials) là một công đoạn không thể thiếu để có thể xây dựng một chương trình học hiệu quả. Đối với tiếng Anh chuyên ngành (ESP) việc tím kiếm, xây dựng một giáo trình/ tài liệu học phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng và căn bản nhất chính là nghiên cứu nhu cầu (need analysis).
Ngày 28/4/2021 , Thạc sĩ Phạm Hương Lan (Bộ môn tiếng Anh Cơ bản) đã trình bày bài tham luận với chủ đề “Nghiên cứu nhu cầu trong thiết kế giáo trình/ tài liệu tiếng Anh chuyên ngành” trong buổi seminar tháng của nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng Tiếng Anh, thuộc khoa Sư phạm và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chủ đề seminar đã thu hút sự quan tâm của các thành viên trong nhóm và nhiều giảng viên khác trong khoa.
Trong bài tham luận, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu liên quan của các tác giả trên thế giới để có cái nhìn khái quát nhất về nghiên cứu nhu cầu trong thiết kế giáo trình, tài liệu.
Thiết kế giáo trình/ tài liệu học tập (designing materials) là một công đoạn không thể thiếu để có thể xây dựng một chương trình học hiệu quả. Đối với tiếng Anh chuyên ngành (ESP) việc tím kiếm, xây dựng một giáo trình/ tài liệu học phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng và căn bản nhất chính là nghiên cứu nhu cầu (need analysis).
|
|
ThS. Phạm Hương Lan trình bày nghiên cứu |
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa về nhu cầu và nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm chung của các cách hiểu này đều cho thấy ý nghĩa rất lớn của nghiên cứu nhu cầu, đồng thời mỗi cách hiểu sẽ mang lại các cách tiếp cận thực tiễn khác nhau của quá trình nghiên cứu nhu cầu. Khi được mô hình hóa (modelized), quá trình nghiên cứu nhu cầu (need analysis process) thường được chia thành 3 giai đoạn (procedures): công tác chuẩn bị, hiện thực hóa việc nghiên cứu, và áp dụng kết quả nghiên cứu vào xây dựng mục tiêu chương trình, nội dung giáo trình, các hoạt động giảng dạy và các nhiệm vụ học tập cụ thể… Nhu cầu được nghiên cứu bao gồm: nhu cầu của người học (dựa trên khảo sát về trình độ thực tế, thiếu hụt về kiến thức tiếng Anh, kỹ năng tiếng Anh, nguyện vọng cá nhân của người học, yêu cầu của công việc thực tế và của nhà tuyển dụng đối với vị trí việc làm thuộc chuyên ngành có liên quan sử dụng tiếng Anh, đề xuất của các cựa sinh viên, người đang lao động tại các vị trí việc làm đó, tham vấn từ các chuyên gia trong ngành và gợi ý của các giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. Khi nhu cầu của tất cả các bên liên quan được khảo sát và phân tích kỹ, các đề xuất về xây dựng mục tiêu chương trình, nội dung, hoạt động học tập…mới phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Tham luận đã gợi mở trong nhóm nghiên cứu mạnh một hướng nghiên cứu mới có tính thực tiễn cao trong thời gian sắp tới: nghiên cứu nhu cầu, đánh giá giáo trình và viết tài liệu giảng dạy cho các học phần tiếng Anh chuyên ngành tại Học viện.
Phạm Hương Lan