Seminar “The relationship between discourse and translation”
Cập nhật lúc 09:11, Thứ ba, 09/06/2020 (GMT+7)
Ngày 25/12/2019, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ ứng dụng tiếng Anh tổ chức buổi seminar với chủ đề “The relationship between discourse and translation” do ThS. Phạm Hương Lan trình bày. Tham gia buổi seminar là các giảng viên của Khoa Sư phạm & Ngoại ngữ.
Ngày 25/12/2019, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ ứng dụng tiếng Anh tổ chức buổi seminar với chủ đề “The relationship between discourse and translation” do ThS. Phạm Hương Lan trình bày. Tham gia buổi seminar là các giảng viên của Khoa Sư phạm & Ngoại ngữ.
Hoạt động dịch thuật là một hoạt động tất yếu trong học ngoại ngữ, có mối quan hệ tương hỗ sâu sắc với các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ: ngữ nghĩa, ngữ dụng, và diễn ngôn. Trong bài trình bày, tác giả đã đưa ra những khái niệm về Diễn ngôn và Dịch thuật theo các quan điểm khác nhau của các chuyên gia Ngôn ngữ trên thế giới, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa Dịch thuật và Diễn ngôn, từ đó nhấn mạnh việc phân tích diễn ngôn trng Dịch thuật.
ThS. Phạm Hương Lan trình bày seminar
Trong khi dịch một văn bản từ một ngữ này (ngữ nguồn) sang một ngữ khác (ngữ đích), dịch giả không phải chỉ làm việc với một mà là hai ngôn ngữ với toàn bộ các thuộc tính hệ thống, cấu trúc phức tạp và khác biệt của chúng: các quy tắc ngữ pháp chuẩn mực cùng các biến thể ngữ pháp, vốn từ ngữ với toàn bộ các biến thể từ vựng, ngữ nghĩa hay phong cách của chúng, vv. Nếu như việc nắm vững các đặc điểm hệ thống, cấu trúc của ngữ nguồn là cần thiết để dịch giả phân tích, giải mã đúng văn bản nguồn, thì những hiểu biết về đặc tính hệ thống, cấu trúc của ngữ đích lại quan trọng đối với quá trình sản sinh văn bản đích ở hình thức tự nhiên nhất của nó.
Trong quá trình dịch thuật, người dịch phải trải qua 7 bước (Borrowing – Calque – Literal translation – Transposition – Modulation – Equivalence – Adaptation), đồng thời tác giả cũng giới thiệu 3 hình thức dịch thuật khác nhau (Intralingual translation, Interlingual translation, Intersemiotic translation), điểm chung quan trọng của các bước trong quy trình dịch thuật và các hình thức dịch thuật này là tìm được tương đương của đơn vị ngôn ngữ này trong ngôn ngữ kia. Dịch thuật văn bản thành công khi dịch giả phân tích được diễn ngôn trong văn cảnh của nội dung văn bản, hiểu rõ được văn bản gốc, để từ đó lựa chọn những từ/câu tương đương trong ngôn ngữ đích.
Bài thuyết trình có mục đích đưa ra một số đặc điểm lý thuyết liên quan đến Dịch thuật và mối quan hệ của nó đối với Diễn ngôn và Phân tích diễn ngôn, giúp công tác chuẩn bị và thảo luận của nhóm giáo viên dạy môn Dịch và Phân tích diễn ngôn, ngữ dụng học và ngữ nghĩa. Trong thực tế, 1 sản phẩm dịch thuật cần đến sự phân tích đầy đủ về ngữ nghĩa, ngữ dụng và diễn ngôn đối với văn bản cần dịch. Sinh viên cần ý thức được điều này và kết hợp những kiến thức có được từ cả mấy môn lý thuyết này để cho ra một sản phẩm dịch thuật tốt nhất.