Ngày 18/12/2019,  Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ tổ chức buổi seminar với chủ đề “Vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Đại học” do ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền trình bày. Tham gia buổi seminar là các giảng viên của Khoa Sư phạm & Ngoại ngữ.

ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền trình bày seminar
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hiền trình bày seminar

Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học là một vấn đề quan trọng trong quá trình dạy học, có tính quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học lại càng đòi hỏi người giáo viên cần phải quan tâm nhiều hơn đến lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học. Trong hệ thống các phương pháp dạy học, phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, bởi những ưu điểm ưu việt của nó. Phương pháp đóng vai được vận dụng trong môi trường dạy học đại học, càng nhằm phát huy vai trò của nó. Qua đó, có tác dụng phát huy tư duy sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi, giải quyết vấn đề đặt ra đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn khi nghiên cứu mục tiêu cũng như nội dung. Đồng thời, giúp người học được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn, gây hứng thú và chú ý cho học sinh. Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh đồng thời khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội. Tuy vậy, khi áp dụng phương pháp đóng vai, cần lưu ý một số điểm quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học.

Các giảng viên Khoa SP&NN tham dự seminar
Các giảng viên Khoa SP&NN tham dự seminar

Theo bài trình bày của tác giả, phương pháp đóng vai có rất nhiều ưu điểm. Nó góp phần làm tăng hiệu quả dạy và học ở các nhà trường và đặc biệt là trường phổ thông. Bởi lẽ nó gây được hứng thú cho việc học tập của học sinh, luôn hấp dẫn học sinh đến hết tiết học do có nhiều hoạt động để học sinh cùng làm như thảo luận nhóm để viết kịch bản, tham gia đóng vai và diễn xuất trước lớp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như Thường mất nhiều thời gian, phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"… đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều, cần số lượng học sinh tham gia phải đủ lớn mới có hiệu quả.... Qua bài seminar, tác giả đã hướng dẫn các bước thực hiện Phương pháp đóng vai trong tiết học để nâng cao sự tương tác của các sinh viên với sinh viên và với giảng viên.

                                                                                                                                                               Tạ Phương Thúy