Tìm hiểu về giáo dục STEM
Cập nhật lúc 10:42, Thứ hai, 09/05/2022 (GMT+7)
Ngày 27/4/2022, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh đã tổ chức Seminar trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu về giáo dục STEM” do giảng viên ThS Bùi Thị Hải Yến – Bộ môn Phương pháp giáo dục trình bày.
Ngày 27/4/2022, nhóm Nghiên cứu mạnh Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh đã tổ chức Seminar trực tuyến với chủ đề “Tìm hiểu về giáo dục STEM” do giảng viên ThS Bùi Thị Hải Yến – Bộ môn Phương pháp giáo dục trình bày. Trong bài báo cáo, ThS. Bùi Thị Hải Yến đã trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan tới khái niệm STEM, giáo dục STEM, vai trò của giáo dục STEM trong định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, mô hình dạy học 5E trong giáo dục STEM và xây dựng bài học STEM.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
- Những yêu cầu đổi mới trong giáo dục theo định hướng giáo dục STEM đã thể hiện rõ trong các chỉ thị, nghị quyết, chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và định hướng đào tạo sinh viên ngành Sư phạm Công nghệ tạo nguồn giáo viên giảng dạy môn Công nghệ theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Giải thích được các thuật ngữ STEM, giáo dục STEM cũng như các mức độ áp dụng STEM trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay để đảm bảo giáo dục toàn diện năng lực, phẩm chất của học sinh, nâng cao hứng thú học tập và kết nối chặt chẽ giữa trường học với cộng đồng.
- Vai trò quan trọng của mô hình dạy học 5E và cách triển khai mô hình này trong giáo dục STEM ở Mỹ và ở Việt Nam.
- Đưa ra được các tiêu chí trong xây dựng bài học STEM, giáo án mẫu xây dựng bài học STEM và các tiêu chí đánh giá một bài học STEM theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH.
Do đặc tính liên môn, giáo dục STEM đòi hỏi người thiết kế hoạt động phải có những hiểu biết vừa đa dạng lại vừa sâu sắc về bốn lĩnh vực Khoa học, Công
nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục theo định hướng STEM được đề cập trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, cần thiết phải xây dựng các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về giáo dục STEM, xây dựng văn hoá làm việc theo nhóm của các giáo viên bộ môn ở các trường phổ thông. Bên cạnh đó, việc đào tạo ở các trường Đại học đào tạo chuyên ngành sư phạm cũng cần trang bị cho sinh viên những hiểu biết về giáo dục STEM, tổ chức cho sinh viên thực hành, thiết kế xây dựng các hoạt động STEM. Điều này cũng đặt ra yêu cầu hợp tác nghiên cứu về STEM giữa giảng viên ở các khoa khác nhau trong trường Đại học.
Nhóm nghiên cứu mạnh